Cách khắc phục lỗi Zoom bị out liên tục

Zoom hiện là nền tảng họp và học trực tuyến được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong môi trường giáo dục và doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng bị "văng ra", "mất kết nối" giữa buổi học, buổi họp khiến công việc, học tập bị gián đoạn. Nguyên nhân không chỉ đến từ mạng yếu mà còn do thiết bị, tài khoản và phần mềm chưa được tối ưu.

Trong bài viết này, Thế Giới App sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến khiến Zoom bị out liên tục và hướng dẫn cách khắc phục thực tế. Đồng thời, chúng tôi sẽ phân tích vì sao nên lựa chọn tài khoản Zoom bản quyền để đảm bảo kết nối ổn định và chuyên nghiệp hơn.

Nguyên nhân khiến lỗi Zoom out liên tục và cách khắc phục

1. Tài khoản Zoom miễn phí hoặc dùng chung không ổn định

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là sử dụng tài khoản Zoom miễn phí hoặc dùng chung. Tài khoản miễn phí chỉ cho phép họp tối đa 40 phút và giới hạn tính năng.

Thông báo Zoom kết thúc sau 40 phút free

Nếu bạn đang học/họp từ 2 người trở lên, đặc biệt trong môi trường chuyên nghiệp, việc sử dụng tài khoản miễn phí sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất kết nối, bị out khỏi phòng.

Giải pháp: Nâng cấp lên tài khoản Zoom bản quyền như Zoom Pro hoặc Zoom Business để đảm bảo thời gian sử dụng liên tục, không bị giới hạn thiết bị và có hỗ trợ đầy đủ tính năng như ghi hình, breakout room, chia sẻ màn hình chất lượng cao.

Chú ý: Nếu bạn đã mua bản quyền Zoom mà vẫn bị out liên tục bạn hãy kiểm tra thêm các các trường hợp phía dưới. Cuộc họp Zoom hoạt động ổn định khi có đủ 3 điều kiện: Bản quyền - Thiết bị - Đường truyền.

2. Ổ đĩa C của máy tính PC/ Laptop bị đầy

Khi ổ đĩa C (vị trí lưu trữ hệ điều hành) bị đầy báo đỏ trên máy (như hình dưới), hệ điều hành và các ứng dụng như Zoom không còn đủ không gian để hoạt động ổn định. Zoom cần lưu bộ nhớ đệm (cache), file log và tạm thời xử lý video/audio.

Nếu không đủ dung lượng trống, ứng dụng dễ bị treo hoặc tự động thoát. Đây là lỗi thường gặp khá phổ biến khiến Zoom bị out liên tục trên Laptop.

Ổ đĩa C bị đầy không đủ khoảng trống cho Zoom dùng

Giải pháp: Thường xuyên kiểm tra và dọn dẹp ổ C, đảm bảo luôn còn ít nhất 10–15GB dung lượng trống. Có thể sử dụng các phần mềm dọn rác như CCleaner, xóa các file không dùng tới tại thư mục file Tải về hoặc di chuyển dữ liệu lớn (hình ảnh, video) sang ổ D hoặc ổ lưu trữ ngoài.

3. Mạng internet không ổn định

Kết nối WiFi yếu, tín hiệu chập chờn sẽ làm Zoom bị ngắt kết nối hoặc bị out khỏi phòng họp bất ngờ. Đây là vấn đề thường gặp tại các khu vực đông người hoặc giờ cao điểm.

Kết nối Wifi chập chờn, lỗi kết nối mạng

Giải pháp: Nếu có thể, sử dụng kết nối internet có dây (LAN) để đảm bảo ổn định. Ngoài ra, đặt router gần thiết bị, không để nhiều người dùng chung WiFi khi đang học/họp giờ cao điểm và có thể kiểm tra tốc độ mạng thêm bằng các công cụ như Speedtest trước khi bắt đầu.

4. Máy tính yếu hoặc chạy quá nhiều ứng dụng nền

Máy tính có cấu hình yếu (RAM thấp, CPU cũ) hoặc mở quá nhiều ứng dụng cùng lúc sẽ khiến Zoom không đủ tài nguyên để hoạt động mượt mà, dễ dẫn đến crash hoặc out.

Giải pháp: trước khi vào họp/lớp, nên khởi động lại máy, tắt các ứng dụng không cần thiết, đặc biệt là các trình duyệt nhiều tab. Đối với nhu cầu họp thường xuyên, nên sử dụng máy có cấu hình tối thiểu: RAM 8GB, CPU i5 thế hệ 8 trở lên.

5. Phiên bản Zoom đã quá cũ

Sử dụng phiên bản Zoom cũ có thể dẫn đến lỗi tương thích với hệ điều hành hoặc thiếu các bản vá lỗi quan trọng. Điều này làm gia tăng nguy cơ ứng dụng bị lỗi, bị đẩy ra khỏi cuộc họp.

Kiểm tra cập nhật tải về zoom mới nhất

Giải pháp: gỡ hoàn toàn Zoom hiện tại khỏi máy, sau đó tải lại bản mới nhất từ trang chủ của Zoom hoặc qua trang chính thức của Thế Giới App để đảm bảo bản chuẩn, không lỗi.

6. Xung đột phần mềm

Một số phần mềm diệt virus, webcam ảo hoặc các công cụ ghi hình có thể gây xung đột với Zoom, chiếm quyền truy cập vào camera, micro hoặc card đồ họa khiến Zoom hoạt động không ổn định.

Giải pháp: tạm thời tắt các phần mềm đang sử dụng tài nguyên tương tự hoặc kiểm tra quyền truy cập trong phần cài đặt của hệ điều hành. Luôn cấp đầy đủ quyền cho Zoom khi được yêu cầu.

7. Thiết bị không được bảo trì thường xuyên

Máy tính, laptop nếu không được cập nhật phần mềm, driver và dọn dẹp định kỳ sẽ tích tụ nhiều lỗi vặt khiến Zoom và các phần mềm khác hoạt động kém hiệu quả.

Giải pháp: Cập nhật hệ điều hành, cài driver mới nhất cho card âm thanh, đồ họa, và sử dụng phần mềm dọn dẹp hệ thống định kỳ mỗi tuần.

Giải pháp toàn diện: sử dụng Zoom bản quyền tại Thế Giới App

Tất cả các lỗi kỹ thuật trên đều có thể xử lý được, nhưng yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo Zoom không bị out giữa chừng chính là sử dụng tài khoản Zoom bản quyền. Đặc biệt, khi bạn cần tổ chức họp/học có từ 2 người trở lên, tài khoản Zoom bản quyền giúp:

  • Không bị giới hạn thời gian họp (tránh out do hết giờ).
  • Không bị giới hạn số thiết bị truy cập.
  • Kết nối ổn định hơn do được Zoom ưu tiên hạ tầng.
  • Sử dụng được nhiều tính năng mở rộng như breakout room, ghi hình, chia sẻ màn hình HD...

Tại Thế Giới App, chúng tôi cung cấp đầy đủ các gói Zoom chính hãng, giá tốt nhất thị trường:

  • Zoom Pro, Business, Zoom Webinar từ 100 đến 10.000 người.
  • Thuê theo giờ, ngày, tháng hoặc năm.
  • Hỗ trợ tạo phòng nhanh, link cố định, bảo hành 1 đổi 1.
  • Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7

Mua zoom bản quyền tại Thế Giới App

Bạn có thể tham khảo và đặt mua tại website: thegioiapp.vn
Hoặc chat trực tiếp qua Zalo: zalo.me/thegioiapp

Kết luận

Việc bị out Zoom liên tục gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm học và họp trực tuyến. Để khắc phục triệt để, người dùng nên đồng thời kiểm tra lại thiết bị, dọn dẹp ổ đĩa, nâng cấp mạng và đặc biệt là sử dụng tài khoản Zoom bản quyền để đảm bảo chất lượng đường truyền ổn định và được hỗ trợ đầy đủ tính năng.

Thế Giới App – đối tác cung cấp Zoom chính hãng – luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi buổi học, buổi họp quan trọng.

Xem thêm: